Thông tin từ Sở Nông nghiệp Phú Yên cho hay, các khu vực Phú Dương, Lệ Uyên (Thuộc TX Sông Cầu) khu nuôi thủy sản có hàm lượn oxy hòa tan trong nước chỉ từ 2.4-4.9mg O2/l, mức này thấp hơn nhiều so với mức cho phép. Do vậy, các hộ nuôi thủy sản, nuôi tôm tại đây cần di chuyển lồng nuôi đến nơi có lưu lượng nước chảy, độ sâu đảm bảo hoặc tiến hành nâng lồng trên mặt nước chừng 1.5m.
Với khu vực Lệ Uyên, nồng độ oxy thiếu nghiêm trọng nên chính quyền cần nhanh chóng đôn đốc các hộ nuôi di chuyển lồng bè. Với khu vực Phú Mỹ (Sông Cầu), hàm lượng vibrio vượt ngưỡng nên cần đẩy mạnh vệ sinh môi trường cho lồng nuôi.
Khu vực nuôi thủy sản huyện Đông Hòa như Phước Long, Phước Giang, chỉ số amoniac đã vượt ngưỡng. Hệ thống nước nguy cơ ô nhiễm cao, nên người nuôi cần thực hiện các biện pháp sục khí, sử dụng chế phấm, cấy mên đảm bảo ổn định pH. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi, vệ sinh thức ăn thừa, chất thải… tránh ô nhiễm. Đặc biệt, khu vực này còn có hàm lượng phốt phát vượt ngưỡng cho phép. Nguồn nước tại đây gặp nguy cơ phú dưỡng hóa khu thủy vực và do tải, vi tảo phát triển cao. Do vậy, các hộ nuôi cần để ý, vệ sinh, đảm bảo nước sạch, tránh stress cho tôm nuôi.
Ngoài ra, nhiều khu vực như Tân Long, Vũng Tàu, Cầu Ông Đại cũng xảy ra tình trạng H2S vượt ngưỡng nên người nuôi phải tiến hành sục khí và cung cấp oxy cho ao nhằm loại H2S.
Nhiều khu vực Hòa Hội, Tân Long, Phú Mỹ, Vũng Tàu, Phước Long, Phước Giang, Bãi Ngọn, cầu Ông Đại đều có hàm lượng oxy thấp dưới ngưỡng do tồn nhiều chất hữu cơ nên người nuôi phải đảm bảo dọn sạch sách thức ăn dư thừa, không để lắng đọng. Riêng Phước Giang xuất hiện hiện tượng sáng sớm thủy sản thiếu oxy, đặc biệt những ngày nóng hoặc mưa dẫn đến phân tầng nước. Người nuôi cần phải tiến hành các biện pháp sục khí, quạt nước… cải thiện hiệu quả chất lượng nước ao.
Cơ quan chức năng của tỉnh cũng khuyến cáo các hộ nuôi tôm nước lợ khi tiến hành sử dụng vi sinh bột thì phải qua một bước xục khí tại xô chừng nửa ngày đến một ngày cho thích nghi rồi mới tiến hành đưa xuống ao để đạt hiệu quả cao. Không nên thả thẳng vi sinh bột xuống ao không cho hiệu quả như mong đợi. Mức nước luôn cần duy trì trên 1.5m, cần bổ sung vitamin và khoáng chất cũng như xử lý vi sinh với thời gian ngắn giữa các lần để ao sạch, đảm bảo sức khỏe cho thủy sản. Duy trì thường xuyên quạt nước cũng như khi mưa cần sử dụng vôi để tảo phát triển trước sự thay đổi nhiệt, thay đổi độ mặn, độ ngọt của nước. Khi dẫn nước mới cần đảm bảo tránh dịch bệnh hoặc mầm mống bệnh lây lan.
Thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng máy đô oxy hòa tan để đảm bảo môi trường nuôi trồng luôn thuận lợi giúp thủy sản phát triển sẽ đảm bảo mùa bội thu cho người dân, giảm thiểu tối đa mọi sự cố, thiệt hại diễ ra trong thời gian gần đây.