Tại những vùng hạn hán, trong nông nghiệp, bà con thường quan tâm đến việc tận dụng nguồn nước và lấy chúng để tái sử dụng trong sản xuất. Tuy nhiên liệu nguồn nước ấy có an toàn là vấn đề cần được làm rõ.
Việc tuần hoàn, tận dụng nguồn nước cho vật nuôi, cho cây trồng… đã được sử dụng ở nhiều vùng. Nhưng các nhà khoa học trên thế giới vừa qua đã đưa ra những chứng cứ cho thấy việc hấp thụ của một số chất trong nguồn nước tái sử dụng.
Nguồn nước ở vùng hạn cạn kiệt, nhiều vùng dùng hệ thống lọc nước thải để làm sạch và dùng cho tưới tiêu. Trong chúng có thành phần tác động đến hệ snh thái của cây trồng. Thử nghiệm trên cây lúa mì, các nhà khoa học đã phân tích bốn chất tác động lên chúng. Đó là những chất dược phẩm, chất sinh hoạt như kem đánh răng, bột giặt, kể cả kháng sinh vẫn tồn tại.
Nhiều đơn vị xử lý nước thải chưa thực hiện xử lý triệt để các tạp chất này nhưng họ hoàn toàn không ý thức được tác hại khôn lường của chúng bởi chúng tạo ra những phản ứng trong nguồn nước mới.
Khi những tạp chất tồn đọng đó không được xử lý triệt để thì chúng ảnh hưởng đến môi trường.
Nhà khoa học Franklin đo hàm lượng các loại kháng sinh cùng hàm lượng thuốc chống động kinh của nước thải từ nhà máy xử lý nước của làng Đại học bang Pennsylvania. Nguồn nước này sau xử lý tưới cho lúa mì của trang trại trong vùng. Dành riêng để thử nghiệm khi lúa mì dùng nguồn nước đã qua sử dụng. Kết quả cho thấy bốn hợp chất đều có trong rơm và hạt lúa.
Toàn bộ mẫu thu hoạch đều cho thấy bốn hợp chất tồn dư trên bề mặt của lúa mì, dù hàm lượng tồn dư trng hạt và rơm khá thấp. Cũng không tồn dư ở mức độ độc hại có thể ảnh hưởng..
Nguyên nhân ảnh hưởng khiến tồn dư hợp chất tồn đọng được các nhà nghiên cứu cho rằng chúng đã nhiễm ở nguồn nước tái sử dụng, trước khi đi xử lý. Tương tự như nồng độ pH cũng có tác động phần nào đến các bộ phận của cây.
Những hợp chất tồn dư trong lúa tuy không ở mức độ quá nghiêm trọng nhưng cần phải được tiến hành nghiên cứu thêm và kỹ lưỡng để đánh giá tác động của chúng đến môi trường xung quanh, con người, động, thực vật.
Do vậy, các nhà nghiên cứu này tiếp tục khuyến cáo việc sử dụng nước tái sử dụng cần được cân nhắc kỹ lưỡng cho tưới tiêu bởi những nguy cơ tiềm ẩn.
Tại nước ta, không ít vùng hiện nay đang sử dụng nguồn nước thải, nhiều khu vực có xử lý nhưng nhiều khu vực thậm chí còn chưa qua xử lý. Đặc biệt với những vùng trồng rau. Các loại cây ăn trái hay lúa còn có thời gian sinh trưởng kéo dài nhưng với rau là thực phẩm ăn hàng ngày, thời gian thu hoạch ngắn nên rất dễ nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên cũng chưa có những quy định hay chế tài nào kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn nước tưới cho rau. Vì thế mà một bộ phận người dân sử dụng các sản phẩm nông nghiệp “hàng chợ”, hàng không có chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc hay phương pháp trồng cấy đang phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn.