Oxy là yếu tố quyết định đến sự sống của hầu hết sinh vật, ở đất liền, oxy ổn định trong không khí nên hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu oxy nhưng trong nước thì oxy thường biến đổi. Do vậy, oxy hòa tan trở thành nhân tố quyết định sự sống còn của thủy sản cũng như sinh vật trong nước nên chúng trở thành mối quan tâm hàng đầu với những người nuôi trồng thủy sản trong suốt quá trình nuôi.
Thực tế chúng ta thường thấy, quá trình giám sát chặt chẽ oxy hòa tan trong nuôi thủy sản đang bị lơ là, đa phần người nuôi chỉ quan tâm bổ sung oxy khi thiếu, khi có hiện tượng tôm, cá nổi đầu. Do vậy sẽ dẫn đến những tổn thất nặng nề khi không kịp “cứu” thủy sản.
Bài viết này sẽ giới thiệu tới người nuôi thủy sản về tầm quan trọng của oxy hòa tan; những yếu tố ảnh hưởng; các quy luật biến đổi, sự nguy hại với thủy sản cùng các phương pháp quản lý ao nuôi để đạt hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản.
Thứ nhất: Tầm quan trọng của oxy trong nuôi thủy sản
Cung cấp sự sống cho thủy sản
Oxy giúp thủy sản thực hiện các quá trình trao đổi năng lượng duy trì sự sống, thiếu oxy, thủy sản sẽ chết.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Khi ao nuôi đủ oxy, sẽ giúp vi sinh vật hiếu khí sinh sôi, phát triển và phân giải các chất hữu cơ, loại bỏ ô nhiễm.
Giảm chất độc
Oxy sẽ oxy hóa các chất độc đáy ao, giảm độc tính như oxy hóa các chất H2S; NO2…
Ức chế hoạt động của những yếm khí gây hại
Khi thiếu oxy, yếm khí phát triển và gây mùi hôi, thối, ảnh hưởng đến thủy sản. Khi oxy thấp, đáy ao nuôi nhiều màu đen, hôi do H2S tác dụng cùng Fe. Khi oxy hòa tan cao sẽ cải thiện môi trường nước, ức chế yếm khí có hại.
Tăng sức đề kháng
Oxy hòa tan đủ sẽ giúp môi trường sống cải thiện và thủy sản sẽ tăng sức đề kháng và chống chịu tốt với những yếu tố bất lợi. Thủy sản sống ơ rmooi trường oxy thấp sẽ dễ nhiệm bệnh và bùng phát dịch.
Thứ hai, Các yếu tố ảnh hưởng tới oxy hòa tan
Oxy hòa tan trong nước bão hòa chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như phân áp khí quyển, nhiệt độ nước cùng hàm lượng chất hòa tan. Độ mặn cũng ảnh hưởng oxyx trong nước.
Ở khu vực nuôi ao, oxy hòa tan tăng từ quang hợp của thực vật, bằng sử dụng nhân tạo như quạt nước hoặc từ khí quyển.
Tiêu hao oxy trong nước ảnh hưởng bởi hô hấp của động vật thủy sản, thực vật, vi sinh vật. Cùng với đó là phân giải các chất hữu cơ, vô cơ.
Thứ ba, Quy luật biến đổi của oxy hòa tan
Dù biến đổi khôn lường nhưng oxy hòa tan vẫn có tính quy luật tương đối.
Biến đổi theo ngày đêm
Nếu không có biện pháp nhân tạo, ao nuôi sẽ có sự biến đổi oxy theo ngày và đêm. Oxy hòa tan tăng vào buổi chiều và ngày, thấp vào sáng và đêm. Sự tăng này phụ thuộc vào quang hợp của tảo.
Biến đổi giữa các mùa
Vào mùa đông và cuân, ít ánh sáng, tảo quang hợp kém nên oxy sinh ra thấp nên biến đổi ít. Còn mùa hạ và thu, ánh sáng chiếu mạnh, nhiệt độ cao nên tảo phát triển; đồng thời các chất sư thừa, chất thải động vật tăng cao khiến oxy bị tiêu hao nhiều nên có nhiều biến động, dễ xảy ra các vấn đề với thủy sản.
Biến đổi theo không gian
Với ao nuôi ở những độ sâu cao thì thường xảy ra hiện tượng phân tầng, tầng thấp thiếu oxy, phân bố không đều.
Thứ tư, nguy hại của nồng độ oxy thấp
Oxy là yếu tố dễ gây xảy ra các vấn đề với thủy sản. oxy hòa tan thiếu sẽ ảnh hưởng bất lợi tới thủy sản, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, sự sống. Mức độ nhẹ thì thủy sản tăng trưởng chậm, dễ nhiễm bệnh và nặng thì nổi đầu, chết hàng loạt.
Oxy hòa tan gây nguy kịch và chết
Khi oxy hòa tan thiếu ở mức độ không gây tử vong nhưng dẫn đến nguy kịch, nếu tiếp tục giảm sẽ gây chết. Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ mặn cùng các yếu tố môi trường.
Ngưỡng oxy hòa tan gây nguy kịch và chết ở một số loài:
Với các nước lạnh, ngưỡng nguy kịch khi oxy hòa tan ở mức 5.0-6.0mg/L và ngưỡng gây chết ở mức 2.5-3.5mg/L.
Với cá nước ấm, ngưỡng nguy kịch khi oxy hòa tan ở mức 4.0-5.0mg/L và ngưỡng gây chết ở 1.0-2.0mg/L.
Với tôm, ngưỡng nguy kịch khi oxy hòa tan ở mức 3.0-4.0mg/L và ngưỡng gây chết ở 0.5-1.0mg/L.
Khi oxy hòa tan thấp, thủy sản ăn kém, chậm lớn, lột vỏ chậm và hoạt động ở khu vực nước nông, tụ thành đàn gần quạt khí.
Thứ năm, quản lý oxy ao nuôi
Quản lý oxy được coi là nến móng trong nuôi thủy sản, không chỉ dựa vào quan sát khi tôm cá nổi đầu mới xử lý mà cần theo dõi hoạt động ăn của thủy sản. Tiêu chuẩn cần đảm bảo là trong 24h phải đảm bảo có 16h, oxy>5mg/L và không có thời điểm nào thấp dưới 3mg/L.
Đo oxy hòa tan
Dùng máy đo nồng độ oxy hòa tan là biện pháp hữu hiệu, nhanh chóng, độ chính xác cao, tin cậy.
Với điều kiện bình thường, mỗi ngày đo một lần vào sáng sớm và chập tối để thấy ngưỡng doa động cao nhất và thấp nhất của oxy hòa tan.
Chọn vị trí đo tiêu biểu thể hiện oxy hòa tan trong ao nuôi, không nên đo gần quạt máy hay tầng nước mặt.
Tăng cường khử trùng ao nuôi bằng cách dùng vôi, để đất phơi khô sau mỗi đợt nuôi. Thả giống mật độ hợp lý để tránh rủi ro.
Lựa chọn thức ăn chất lượng cao và áp dụng biện pháp cho ăn khoa học.
Khống chế tảo phát triển và tăng oxy tự nhiên
Quản lý oxy và hài hòa oxy nhân tạo
Loại bỏ tạp chất và cải thiện môi trường nước.
Tìm hiểu kỹ thực trạng thời tiết xấu để ứng phó và dự phòng những rủi ro với oxy hòa tan. Tăng cường oxy bằng máy móc và hóa học.