Để có được tiền tỷ mỗi năm thu nhập từ mô hình ghép các lồng bè thủy, đặc sản, anh Hưng tại Ân Thi, Hưng Yên đã đổi hàng ngàn m2 đất của gia đình lấy những khu ruộng xa xôi, quanh năm nước dâng ngập úng.
Trước đây, suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” với cây lúa và xen canh, gia đình chẳng thể nào “mở mày mở mặt”, nằm mơ cũng không thể tưởng tượng sẽ có ngày thu được số tiền tỷ như hiện nay. Đó là nhờ anh đã mạnh dạn đổi đất, chuyển đổi mô hình sang nuôi đủ các loài vật như các, ba ba, ếch…
Anh đã phải đổi hàng ngàn m2 đất của gia đình lấy ruộng bị ngập và nhận những khu đầm sen trong vùng, anh tiến hạnh cải tạo thành khu vực nuôi thủy sản. Với diện tích hiện nay đã đạt chừng 1.5ha dành nuôi các loại thủy, đặc sản. Anh dành riêng một khu nuôi ba ba để bán thịt đặc sản và chủ yếu diện tích còn lại thả cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen… cùng tận dụng bề mặt để nuôi ếch thương phẩm.
Bề mặt nước, anh áp dụng kỹ thuật dùng cây rừng kết thành bè nổi cho ếch sinh sống và dùng lưới che nhiệt cho ếch. Chúng được kiểm tra thường xuyên để tách ếch chậm lớn, ếch bệnh sang khu vực riêng, cho ếch phát triển thuận lợi và nhanh chóng. Chỉ chừng hơn 2 tháng là anh có thể thu hoạch lứa ếch thịt với tổng sản lượng chừng 700kg, cho tổng số tiền lên tới khoảng 30 triệu đồng. Mỗi năm có thể thả được 5 lứa ếch thì tổng thu riêng với ếch sẽ đạt gần 200 triệu đồng.
Khi nuôi ếch trên bề mặt ao này sẽ tạo lợi thế cho anh Hưng trong quá trình thức ăn thừa và quá trình ếch lột da sẽ thải xuống đáy ao nuôi. Lúc này tầng đáy lại là nơi sinh trưởng của các loài cá, chúng tận dụng đây trở thành nguồn thức ăn của mình giúp anh tiết kiệm chi phí thức ăn, tiết kiệm chi phí vệ sinh cho ếch, nguồn lợi kép. Những lồng ếch nổi trên bề mặt còn chắn nắng, nóng và lạnh cho cá dưới ao rất hiệu quả.
Nghiên cứu đặc tính sinh sống của các loài cá, anh thả cả trắm, chép, trôi, mè tỷ lệ hợp lý nhằm đảm bảo tầng nước nào cũng có loài sinh sống và tận dụng thức ăn cũng như không gian sống trong ao nuôi. Cho anh thu nhập tối đa.
Anh cho hay, một số loài “khó tính” như trắm ghép với mè sẽ phải rất cẩn trọng, chú ý, thường xuyên sử dụng dụng cụ đo nồng độ oxy hòa tan trong nước để tránh hiện tượng cá bị thiếu oxy dẫn đến chết. Hai loài cá này có nhu cầu oxy rất lớn mà thức ăn cho cá trắm khi phân hủy cũng cần lượng lớn oxy hòa tan. Do vậy, anh phải trang bị đầy đủ các loại máy quạt, máy sục để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước ổn định, luân chuyển kịp thời cho hoạt động của cá.
Trong quá trình nuôi cá, ếch, những con thải loại chính là nguồn thức ăn tận dụng cho ba ba. Tuy nhiên, loài vật này thời gian khá lâu, vốn thu hồi chậm nên diện tích chỉ chiếm khiêm tốn trong toàn bộ 1.5 ha ao nuôi là 0.1 ha nuôi ba ba. Thế nhưng, tưởng chừng “lãng quên” nguồn thu đó thì vài năm anh lại được “cỗ” tiền “rơi” trúng đầu, anh ví con dí dỏm.