Trận lũ lịch sử vừa diễn ra đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân vùng bão lũ. Gần 100 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích cùng của cải vật chất, ngành nông nghiệp và ngành thủy sản hứng chịu nặng nề nhất với thiệt hại ghi nhận ước tính hàng ngàn tỷ tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. Chính quyền địa phương và người dân nơi đây đang khắc phục dư âm sau bảo đẻ cuộc sống ổn đinh trở lại.
Thông tin ghi nhận từ báo cáo của các địa phương, đến 19.10, trận lũ đã lấy đi sinh mạng của 80 người; 23 người mất tích. Thống kê sơ bộ thiệt hại người và của ở từng địa phương như sau.
Tại tỉnh Hòa Bình
Ngày 19.10, UBND tỉnh đã họp nhằm thông báo những thiệt hại trong trận lũ lịch sử tại địa bàn. 29 người chết đã tìm thấy thi thể, còn 5 nạn nhân mất tích chưa tìm thấy. Tại Tân Lạc, mưa lũ lớn gây sụt lở nghiêm trọng khiến 18 người bị vùi trong đất, chết. Nhiều khu vực như Mai Châu, Đà Bắc, Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn… bị ngập từ 1-3m khiến trên 3.100 hộ vùi trong lũ. 900 hộ phải di dời vì bị sạt lở và có nguy cơ. Ước tỉnh tổng thiệt hại trong toàn tỉnh chừng 1.630 tỷ đồng.
Tại tỉnh Phú Thọ
Đã sau 1 tháng khi con lũ đi qua khu vực sông Bứa và quét xóm ven sông trên địa bàn xã Quang Húc, Tam Nông, cảnh tưởng để lại là sự hoang tàn, đổ nát. Những hộ nuôi cá lồng bè trên khúc sông này hứng chịu thiệt hại nặng nề. Sau 1 đêm mưa lũ “định mệnh” 6 hộ dân nuôi c á lồng đã trắng tay, 30 lồng nuôi cá bị “xóa sổ”. 40-50 tấn cá nuôi lồng đã bị lũ cuốn trôi, số còn lại ít ỏi cũng chẳng thể qua khỏi khi lũ lớn kéo theo bùn đất gây sặc cho cá, thiếu oxy khiến cá chết đồng loạt. Khi đó, cá lồng đa phần là cá tắm, cá lăng, cá điêu hồng với trọng lượng đạt 1.2-1.5kg/con, chỉ tầm 1 tháng nữa, số cá này sẽ mang về cho mỗi hộ hàng trăm triệu đồng.
Tại tỉnh Thái Bình
Thiệt hại nặng nề cũng đến với hai hộ nuôi cá ở xã Vũ Phong (Vũ Thư) khi cá lăng, cá điêu hồng lần lượt chết trắng. Thủy điện xả lũ đã khiến nước hạ lưu dâng cao đã gây ra cái chết cho cá lồng bè. 65.000 cá điêu hồng nuôi thả từ tháng 4 chết sạch. Đặc biệt 4.000 con cá lăng thương phẩm đã vào độ thu hoạch với trọng lượng 4-5kg/con cũng sặc nước chết trắng. Ước tính cá tại 13 lồng bè chết khoảng 78.5 tấn, trong đó có 65 tấn điêu hồng, còn lại cá lăng. Thời điểm đó, cá lăng xuất bán 70.000đ/kg và cá điêu hồng có giá 50.000đ/kg tại lồng. Nhân lên đủ thấy số tiền khổng lồ mà hai hộ dân này phải gánh chịu.
Tại tỉnh Thanh Hóa
UBND huyện Vĩnh Lộc thống kê, Vĩnh Hưng là xã thiệt hại nặng nề khi toàn bộ cá, tôm, hoa màu chìm trong nước. Xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc cũng chịu ảnh hưởng tới 250ha nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, diện tích nuôi ngao của 178 hộ ở vùng triều là 265.5ha đang có nguy cơ mất trắng vì hiện vẫn chìm sâu trong bùn.
Tại tỉnh Nghệ An
Những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng khu vực xã Nghi Tiến (Nghi Lộc) giờ đây chơ trọi đầm không. Những hồ đã bị tốc trắng cát, khô không còn nước, chả ai buồn ngó ngàng vì trắng tay. Chỉ lác đác vài ba hồ người dân cố gắng thu vén những gì sót lại hy vọng vớt vát được chút gì. Một hộ nuôi tôm lớn nhất khu vực chia sẻ, anh có 6 hồ tôm với diện tích 5.1ha. Sau cơn bão, anh thả 50 vạn tôm giống trên diện tích 6.000m2 nhưng chưa được 15 ngày thì trận lũ lịch sử đã cuốn toàn bộ ra biển.
Tại tỉnh Hà Tĩnh
Mưa lớn triền miên khiến tôm nuôi trên địa bàn bị “sốc” nước, đồng loạt chết, các hộ đã phải thu hoạch sớm. Mưa nhiều cũng khiến nước bị ngọt hóa khiến các hộ dân phải tăng cường muối cho tôm nhưng cũng chẳng ăn thua, nhiều hộ tính đến phương án thu hoạch non để vớt vát chút tiền giống.