Trong nuôi trồng thủy sản, oxy hòa tan đóng vai trò quan trọng với tôm cá và các sinh vật có lợi trong ao nuôi. Do vậy, để đảm bảo được lượng oxy, người chăn nuôi cần đảm bảo kỹ thuật và tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng hóa chất theo tiêu chuẩn cho phép.
Thông thường, khi đo nồng độ oxy hòa tan đảm bảo lớn hơn 5mg/l thì tạo sự phát triển tốt nhất cho tôm, cá. Và khi hàm lượng này sụt giảm dưới 3mg/l sẽ ản hưởng đến sinh lý của tôm cá, tỷ lệ sống sót của chúng giảm, dễ nhiễm bệnh, chậm lớn, không đạt năng suất, chất lượng. Khi tôm, cá kém ăn dẫn đến nguồn thức ăn thừa lại tích tụ trong ao tạo nên khí độc cao; còi cọc dẫn đến thời gian nuôi dài và tăng chi phí sử dụng thuốc và hóa chất để khử trùng ao nuôi.
Nguồn oxy hòa tan trong ao nuôi có được do khuếch tán oxy từ không khí vào nguồn nước ao và do quang hợp của thực vật phù du, rong, tảo vào thời điểm ban ngày.
Khi trong ao nuôi có các chất hữu cơ, nguồn thức ăn thừa nhiều khiế cá chết sẽ đọng cặn bã và chìm dưới đáy ao lẫn vào bùn ao. Dưới đáy thiếu oxy sẽ sinh ra khí H2S độc hại hoặc meetan (CH4).
Biện pháp tăng oxy hòa tan trong nuôi trồng thủy sản
Kiểm soát mật độ nuôi: Khi thả tôm, cá giống, cần căn cứ mô hình nuôi, quy mô thiết bị đầu tư cùng nghiệp vụ quản lỹ cũng như sản lượng dự tính để chọn giống và mật độ nuôi thả phù hợp.
Nếu mật độ nuôi thả cao sẽ khiến oxy hòa tan cần tiêu thụ nhiều và xảy ra thực trạng “tranh oxy” giữa mọi cá thể khiến hiệu quả nuôi trồng giảm, kinh tế cũng giảm sút.
Đảm bảo kỹ thuật: Đảm bảo quá trình chăm sóc và cho ăn hiệu quả. Bởi chất thải của tôm cá và thức ăn thừa chính là nguồn chính gây ra ô nhiễm cho ao nuôi.Cùng đó, quá trình phân giải các chất thải hữu cơ này cũng tiêu một lượng oxy không nhỏ. Khi cho tôm, cá ăn, nguồn thức ăn chất lượng thấp khiến chất thải và thức ăn thừa tăng cao. Khi thức ăn đảm bảo, tỷ lệ hấp thụ và tiêu hóa thức ăn chất lượng tốt cũng khiến oxy tăng đáng kể.
Do đó, cho ăn khoa học đóng vai trò quan trọng. Căn cứ thời điểm, điều kiện khí hậu, nguồn nước, và hoạt động cũng như sự sinh trưởng của tôm cá để kiểm soát lượng thức ăn hiệu quả, tránh cho ăn quá nhiều, tạo thức ăn thừa, vừa lãng phí lại vừa gây ô nhiễm và khiến oxy bị tiêu hao nghiêm trọng cho phân hủy thức ăn thừa đó.
Giám sát môi trường ao nuôi nhằm đảm bảo sự quang hợp của tảo thông suốt nhằm cung cấp oxy cho ao nuôi. Nhưng cũng cần hết sức chú ý bởi tảo phát triển quá mạnh lại gây tác dụng ngược, chúng lấy nhiều oxy hòa tan về đêm khiến cá có thể bị ngạt mà chết. Nên cần điều chỉnh khống chế sinh học, khống chế hóa học nhằm duy trì tảo thích hợp. Duy trì độ trong của nước từ 25-40cm là chuẩn.
Sử dụng thiết bị cấp oxy nhân tạo như máy quạt nước, máy thổi khí, máy nén khí… Tùy thuộc tình hình mà bật dài hay ngắn và tùy vào lượng đo oxy hòa tan dưới đáy ao.
Cần tăng cường chạy quạt và đả, bảo kiểm tra đủ oxy hòa tan vào thời điểm đêm từ 21h đến 6h sáng vì đây là thời điểm dễ thiếu oxy nghiêm trọng, tôm, cá nổi đầu và có nguy cơ chết.
Trong nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết cũng rất khó lường, ngay chính môi trường nước cũng thay đổi liên tục, các yếu tố như nhiệt độ, độ pH… thay đổi trong thời gian ngắn cũng xảy ra nguy cơ với thủy sản. Do đó cần kiểm soát chặt, nhất là khi thời tiết nóng bức, giông bão, mưa lớn phải kịp thời tăng oxy cho ao nuôi.