Giữa những đại dương bao la, nơi hàng triệu, hàng triệu những sinh vật đang sinh sống vô cùng đa dạng phong phú, có một nguy cơ hiện hữu đó là sự cạn kiệt dần nguồn oxy hòa tan ở nước biển.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ rằng, hầu hết mọi sinh vật sinh sống trong đại dương đều cần có sự hiện diện của nguồn oxy hòa tan hiện hữu trong nước biển. Qua nhiều cuộc khảo sát, đo đạc cho thấy, hiện đã có những chênh lệch đáng kể quan ngại về nồng độ oxy tại những vùng biển khác nhau ở những khu vực khác nhau trên toàn thế giới. Dù các khu vực ảnh hưởng hoàn toàn không giống giau và cũng không diễn ra vào cùng một thời điểm nhưng hiện tượng oxy hòa tan giảm đã ảnh hưởng lớn đến vấn đề da dạng sinh học của biển.
Một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quốc gia Ngiên cứu về Khí quyển – Ông Matthew Long chia sẻ: “Hiện tượng cạn dần của oxy hòa tan trong nước biển chính là một trong số những tác dụng phụ khá nghiêm trọng của tình trạng khí quyển ấm lên và gây ra nguy cơ lớn cho sự sống tại các đại dương. Nồng độ oxy hòa tan đo được trong nước biển tự nhiên tại mỗi vùng biển khác nhau sẽ phụ thuộc vào sự biến đổi của gió cũng như của nhiệt độ bề mặt nước biển. Qua nghiên cứu mới này cũng đã chỉ rõ những tác động từ biến đổi khí hậu đang chuyển hướng lán sang gây ra biến động, thay đổi của tự nhiên.
Nguồn gốc sản sinh ra oxy hòa tan trong nước biển ở đại dương hầu hết đều có gốc tích từ bề mặt do cách trực tiếp hòa tan vào nước bề mặt và do quá trình quang hợp của các sinh vật phù du sản sinh ra. Khi nước có nhiệt độ thấp, lạnh thì sẽ chứa nhiều oxy hòa tan hơn so với nước ấm. Do dó khi nhiệt độ nước biển ở bề mặt tăng lên trên toàn bộ khu vực, oxy hòa tan taiji cácđại dương này sẽ bị hạn chế tiếp nhận nghiêm trọng.
Chưa hết, ảnh hưởng không chỉ có vậy, nước biển ấm hơn sẽ nhẹ hơn nước biển lạnh. Do vậy, toàn bộ bề mặt nước biển ấm lên sẽ gây ra khả năng hạn chế kết hợp được với tầng nước sâu, nước lạnh ở bên dưới. Như vậy sẽ giảm sự lưu chuyển của nước trong đại dương và gây ra ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan ở vùng sâu dưới đáy biển.
Nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng công bố những nghiên cứu về tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu thềm lục địa đến biển sâu cũng đã cho kết quả rõ rệt là các hệ sinh thái và tính đa dạng của sinh vật biển tại những khu vực đó đang bị đe dọa.
Trong đó, môt nhóm các tác giả tiến hành nghiên cứu đã chỉ rõ hiện tượng suy giảm, cạn oxy hòa tan mới được phát hiện gần đây ở một số vùng của Thái Bình Dương, dự đoán chúng sẽ rộng hơn vào 2030 hoặc những năm sau đó, đặc biết đến năm 2100 thì hầu hết sẽ bị ảnh hưởng. Điều đáng quan tâm là những tác động của hiện tượng này kéo dài trong nhiều thập kỷ và đồng nghĩa dù con người có duy trì khí carbon phát thải như bây giờ thì việc cạn dần oxy ở nhiều khu vực vẫn tiếp diễn.