Nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) hiện đang phổ biến ở nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc vì sức chịu đựng của TTCT tốt nên kỹ thuật nuôi dễ dàng hơn so với nhiều loại tôm khác, nhất là tôm sú.
Nhiều khu vực đã cho thấy rõ rệt của ưu điểm nay là khi tiến hành nuôi tôm sú thì chúng không đủ sức chịu đựng nhưng hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn diễn ra bình thường. Mỗi vùng miền, mỗi khu vực có cách thích nghi và kỹ thuật chăm sóc TTCT khác nhau nhưng chúng tôi dựa trên tổng hợp tình hình thực tế từ nhiều khu vực, từ miền Trung đến miền Nam và tham khảo cả quy trình quốc tế (TS Chalo Limsuwan) để đưa ra những kinh nghiệm cơ bản nhất trong nuôi TTCT.
Chuẩn bị ao nuôi TTCT
Ao nuôi tôm TTCT cũng tương tự ao nuôi tôm sú, nuôi trong quy mô công nghiệp lớn thì cần có khu vực ao lắng.
Trước khi nuôi cần tiến hành cải tạo ao và trong quá trình nuôi mật độ cao, chừng hơn 30con/m2 thì cần dùng vi sinh. Bởi lượng chất thải từ phân TTCT cao gấp 6 lần so với tôm sú.
Ao nuôi lót bạt đáy ở khu vực vùng đất cát rất thích hợp loài tôm này.
Lựa chọn giống TTCT
TTCT có rất nhiều giống lai tạo với tốc độ tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và sức chịu đựng tốt, dù sống mật độ dày chúng vẫn sinh trưởng đều…
Giống TTCT ở nước ta được lai tạo khá nhiều chủng loại nên lựa được giống tốt cần chọn cơ sở lai tạo uy tín, cho chất lượng giống được đảm bảo.
Cần test các tiêu chí đốm trắng, đầu vàng, MBV… trên TTCT.
Xem tuổi tôm bằng kính hiển vi, khoảng 10-12 tuổi là thời điểm chuẩn, mỗi gai trên chủy đầu tương ứng 3 tuổi nên thấy 3 gai và thêm gai nhú mới là đạt chuẩn.
Chiều dài tuổi tôm giống đạt chuẩn tương đương chừng 1cm.
Mật độ nuôi thả TTCT
TTCT là loài sống được mật độ dày, từ 200-300con/m2.
Khi độ mặn ao đạt 3-7%o với mực nước từ 1.4-1.5m, mật độ thả khoảng 50con/m2.
Khi độ mặn ao đạt 20-25%o với mực nước ao đạt 1.5-2m thì mật độ thả khoảng 60-65con/m2.
Khi nuôi tôm mật độ cao phải nhất thiết chú ý đầu tư hệ thống quạt nước khoa học.
Quạt nước trong ao không cần lắp nhiều, quan trọng bố trí vị trí quạt để dòng chảy lưu thông tốt.
Tốc độ quạt nước quyết định quan trọng đến oxy hòa tan, trời nắng nóng thì quạt chạy chừng 80 vòng/phút; thời điểm đêm hoặc nhiều mây cần chạy 100 vòng/phút.
Đảm bảo nồng độ oxy hòa tan thời điểm sáng không thấp hơn 4ppm, khi thiếu oxy hòa tan thì TTCT sẽ chết dưới đáy chứ không táp vào bờ, mang tôm khi chết sẽ nâu đen.
Chăm sóc TTCT
Tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của TTCT khoảng 80 ngày đầu, dần dần sẽ chậm lại.
Khu vực các tỉnh phía Nam (Đồng Nai) thường chỉ nuôi khoảng 80 ngày, tôm 80-100con/kg là thu hoạch, càng nuôi thêm, tôm càng không lớn và còn có nguy cơ rủi ro cao, rất khó đật dưới 70con/kg.
TTCT hoạt động mạnh ở mọi tầng nước, chúng ăn tạp và hầu như lúc nào cũng thấy thức ăn trong ruột chúng.
Nuôi mật độ thấp có thể sử dụng thức ăn 32% đạm, còn mật độ cao thì dùng thức ăn 39% đạm.
Chú ý về mặt cơ học, TTCT rất nhạy cảm như giở nhá, chạy quạt đột ngột hoặc chài… tôm sẽ con thân, đục thân mà chết nhanh chóng.
Cần chú ý thời điểm tôm lột xác bởi chúng lột 2 lần và khi đó độ kiềm cùng oxy hòa tan trng nước tụt nhanh nên theo dõi sát để kịp xử lý.
Chú ý thức ăn chứa vitamin và khoáng chất cho tôm bởi nhu cầu lớn
Nhiệt độ thích hợp của TTCT từ 27-30 độ C.
Theo dõi thức ăn cho TTCT cần chú ý đặc trưng khác biệt
Khi mới thả thì tính ước chừng khoảng 80% tỷ lệ sống để cho ăn và theo dõi màu nước, theo dõi tôm để canh thức ăn lại cho chính xác.
Màu nước càng sậm, pH tăng, dao động oxy hòa tan sáng và chiều lớn đồng ngĩa thức ăn đang thừa.
Sau 45 ngày tuổi, dùng chài chính xác, chài tôm trước ăn 30 phút, đường ruột tôm đen hết là thức ăn trước đó đủ đến thiếu, còn ruột mà thức ăn thì bữa trước dư, thử nhiều lần, nhiều thời điểm kết hợp quan sát nước, theo dõi nhá… tính chuẩn nhu cầu thức ăn cho tôm.