Trong những năm qua, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát môi trường không tốt khiến nhiều người nuôi tôm mất trắng chỉ sau một đêm. Điều này đã trở thành nỗi ám ảnh với không ít người nuôi. Cùng tìm hiểu một số những lưu ý để khắc phục tình trạng này trong nuôi tôm tại Quảng Điền (Thừa Thiên Huế).
Dịch bệnh bùng phát trong nuôi tôm
Cứ mỗi vụ tôm mới là người dân ở các địa phương lại lo lắng tình trạng dịch bệnh phức tạp do khí hậu, thời tiết thay đổi, do chất lượng tôm giống…
Ông Chương, một nông dân Quảng Điền chia sẻ, năm nào cũng dịch bệnh, neus may xử lý kịp thì lãi chút ít còn không thì thiệt hại nặng, thua lỗ và mất trắng.
Dù ông cũng đã 10 năm kinh nghiệm nuôi tôm, nhiều bệnh nguy hại như đầu vàng, đốm trắng, bệnh gan tụy… và tác nhân chính là thời tiết, môi trường nuôi và con giống tôm.
Bà Khoa ở thôn 14, Quảng Công với 30 năm trong nghề nuôi tôm nhưng cũng chẳng tránh khỏi có vụ mất trắng vì bệnh dịch. Bà kết hợp nuôi xen tôm cua, cá và theo dõi chặt dịch bệnh nhưng cũng chẳng thế ứng phó vì bệnh dịch có thể ập đến với tôm bất kỳ thời điểm nào.
Ông Thanh, hộ nuôi tôm trên cát ven biển Phong Điền chia sẻ, với tôm thẻ chân trắng, dịch bệnh ập đến bất kỳ khi nào, từ đầu vụ, giữa vụ hoặc lúc thu hoạch. Nếu đầu vụ thì thường do giống có vấn đề, còn đến giữa và cuối vụ do môi trường ao nuôi và thời tiết.
Ông Phan Khánh – Chủ tịch xã Phong Hải cũng cho biết, dịch bệnh tôm thẻ chân trắng thời gian gần đây bùng phát, dù khắc phục được thì tôm cũng chậm lớn, không cho hiệu quả cao. Nên các bộ thường xuyên đi khuyến cáo bà con nuôi phải tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng bệnh.
Đảm bảo kỹ thuật trong nuôi tôm
Ông Hà Văn Duy, phụ trách thủy sản Phòng Nông nghiệp Quảng Điền chia sẻ những năm gần đây các hộ nuôi thủy sản gặp khó do dịch bệnh. Dù bà con có tiến hành nuôi ghép nhưng với thủy sản chủ đạo là con tôm liên tục gặp dịch bệnh.
Riêng năm 2016, toàn huyện Quảng Điền có 606ha nuôi trồng thủy sản nước lợ thì 90% thua lỗ vì dịch bệnh. Năm 2017 có giảm nhưng số hộ nuôi tôm dịch bệnh thua lỗ chiếm 40-50%.
Ngay đầu vụ nuôi, cá bộ khuyến nông đã tập huấn và tuyên truyền bà con về quy trình kỹ thuật cũng như cách phòng dịch bệnh. Đồng thời hỗ trợ cán bộ thú y trợ giúp để xử lý dịch.
Ông Nguyễn Văn Hưng (Chi cục trưởng thú y tỉnh) thông tin, ngành cho cán bộ phối hợp tuyên truyền và hướng dẫn người nuôi. Yêu cầu người nuôi phải tẩy ao, dùng vôi và phơi áo, xử lý nước trước khi thả tôm giống.
Chọn giống an toàn, đảm bảo, khỏe mạnh và phải có chứng nhận chất lượng. Và giống ngoại nhập phải báo cáo cán bộ cùng theo dõi giám sát trong thời gian đầu tại ao nuôi.
Trong quá trình nuôi, người nuôi phải theo dõi chặt diễn biến môi trường ao nuôi, kịp thời xử lý với những dấu hiệu không bình thường của tôm. Giám sát thức ăn cũng như các loại thuốc thú y cần sử dụng.
Tuyệt đối không dùng sản phẩm không được phép lưu hành trong nuôi tôm, quá hạn dùng và thức ăn cũng như thuốc bảo quản nơi thoáng, khô.
Những khu vực nuôi chưa nằm trong vùng dịch cũng thường xuyên vệ sinh tiêu độc, dùng biện pháp an toàn sinh học, tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Những khu vực có dịch cần hạn chế bổ sung hoặc thay nước để tránh mầm bệnh lây lan.