Sau Tết Nguyên Đán, các hộ nuôi ngao ở Kim Sơn, Ninh Bình trở nên trắng tay khi xuất hiện loài sâu biển lạ ăn sạch ngao giống trên diện tích rộng hàng chục hecta.
Nhiều hộ nuôi ngao ở đây dang trong cảnh đứng ngồi không yên, bỗng chốc trở nên tay trắng chỉ trong thời gian ngắn. Nguyên nhân bởi ngao giỗng thảo ở bãi đã bị đàn sâu biển khổng lồ tấn công ăn sạch.
Anh Thành (Cồn Thoi) chia sẻ, gia đình anh thả 2ha ngao giống trước Tết. Thời điểm nghỉ Tết đã thấy xuất hiện loáng thoáng ngao bị ăn nhưng ăn Tết xong, khi vợ chồng anh ra thăm bão thì phát hiện ngao gần như bị ăn sạch.
Chỉ trong thời gian rất ngắn, đàn sâu đã tấn công khiến 2ha ngao gia đình anh Thành thả xuống đã gần như mất sạch. Ngao thả đến đâu là bị ăn đến đó, giờ không còn vốn để sản xuất, coi như tay trắng, anh thành rầu rĩ chia sẻ.
Chị Luyến cũng rầu rĩ, diện tích ngao giống gia đình chị đã thả cũng coi như mất trắng, tổng thiệt hại ước cả trăm triệu đồng. Đàn sâu biển này không biết từ đâu tới, lần đầu tiên xuất hiện ăn hết cả bãi ngao, không thể ngăn kịp.
Cùng trong tình cảnh đó, hộ gia đình anh Được vụ này thả 3ha ngao giống nhưng loài sâu biển này ăn dần, ăn mòn, thiệt hại gần hết, đến 80-90%, giờ còn lại chả là bao, thiệt hại ước chùng 700-800 triệu đồng.
Anh Được buồn rầu cho hay, đàn sâu quá khủng khiếp, các hộ nuôi ngao dùng mọi cách bắt, chặn nhưng chẳng thể nào diệt được. Sau biển dài chừng 3-5cm, khi chúng ăn ngao, bụng chúng phình ra như bọ lẹt trên lá cây. Không biết chúng ở đâu dến ký sinh trên bãi nuôi ngao, chúng ăn hết các loại ngao giống, ngao thịt. Hiện gia đình anh đã ngưng mọi hoạt động, không dám thả ngao nữa.
Trao đổi vấn đề này, cơ quan chức năng huyện Kim Sơn cho biết, toàn huyện có khoảng 30ha ngao giống, thống kê diện tích bị thiệt hại do sâu biển lên đến 60-70%, trong đó 50% là bị thiệt hại toàn bộ ngao giống.
Số thiệt hại đa phần là ngao giống ở thời điểm ngao tấm, ngao cúc. Cơ quan chức năng ngay sau khi nhận phản ánh từ người dân đã đưa khuyến cáo bằng công văn nhắc nhở các hộ nuôi không tiếp tục thả ngao, chờ kết luận nguyên nhân từ cơ quan chức năng.
Song song với đó quản lý môi tường bãi nuôi, xử lý thủ công để diệt sâu, không dùng chất cấm.
Về lâu dài, để kiểm soát tình trạng phát triển của sâu biển ở bãi ngao Kim Sơn nói riêng và trên toàn quốc nói chung, chúng ta cần bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc khai thác hải sản quá mức và tiến hành nuôi trồng hải sản hợp lý. Đồng thời cần có nghiên cứu cơ bản, toàn diện về nhóm sinh vật nguy hại này.
Về phái cơ quan chức năng hhuyenej Kim Sơn, sau khi tiến hành lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, kết quả cho thấy một số chỉ tiêu môi trường như độ mặn thời điểm lấy mẫu xét nghiệm tại bãi nuôi là 17 %o , các chie tiêu môi trường khác như NH3; NO2; độ pH, oxy hòa tan đều nằm ở ngưỡng cho phéo, không ảnh hưởng đến ao nuôi.
Tại các vùng ngao chết xuất hiện loài sâu biển mà theo nghiên cứu gọi là rết biển, đã xuất hiện ở nhiều vùng biển trên thế giới, chúng xuất hiện với mật độ dày đặc.