Trước thực trạng nước biển miền Trung chuyển sang màu đỏ, các cơ quan chức năng đã vào cuộc tìm kiếm nguyên nhân của tình trạng này chính là do sự đột ngột gia tăng của một loài tảo có tên Noctiluca Scintillans.
Với sự xuất hiện của loài tảo này đã gây ra sự tích tụ hàm lượng cao của Amonia rồi chúng phóng ra nước biển khiến nguồn oxy hòa tan bị cạn kiệt.
Vào trung tuần và cuối tháng 2/2017, lần lượt các khu vực cảng biển Vũng Áng; cảng Sơn Dương; khu Âu thuyền thuộc Kỳ Anh, Hà Tĩnh; biển Chân Mây, Lăng Cô – Huế; Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng… đã xảy ra tình trạng nước biển nổi lên những dòng chảy đỏ kèm bọt.
Các cơ quan chức năng ngay sau khi nhận được thông tin đã huy động vào cuộc tiến hành việc lấy mẫu, xét nghiệm để tìm kiếm nguyên nhân.
Mẫu nước biển của từng khu vực lần lượt được lấy, phân tích, đánh giá và dựa trên kết quả cho thấy so với tiêu chuẩn chất lượng đề ra thì hàm lượng Amoni đã tăng cao vượt trội. Với nước biển gần bờ không có màu đỏ, hàm lượng này tăng cao gấp gần 5 lần. Riêng với vệt nước màu đỏ thì hàm lượng Amoni cao tới hơn 90 lần mẫu đạt chuẩn.
Tiếp tục theo dõi và cơ quan chức năng đã thấy tại khu vực Cảng Sơn Dương, màu nước biển chuyển hồng nhạt và không xảy ra hiện tượng cá chết. Trong vệt nước đó có nhiều cá thể tương tự trứng sữa, hiện tượng này vẫn xảy ra hàng năm mỗi sáng khi nước triều lên.
Phân tích mọi thông số đều không có gì bất thường, ngoại trừ hàm lượng Amoni cao vượt trội. Đó là do sự xuất hiền dày đặc của loài tảo Noctiluca scintillans, càng những khu vực nước màu đỏ thì mật độ loài tảo này càng dày.
Tại khu vực biển Lăng Cô, qua lấy mẫu và phân tích các vệt nước đỏ cũng cho thấy mọi thông số về hàm lượng oxy hòa tan, pH, các khoáng chất và mọi thành phần đều không thấy sự bất thường.
Lời giải cho sự đổi màu đỏ của nước biển
Sau những tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm, các cơ quan chức năng đã đưa ra lời giải cho hiện tượng nước biển đỏ là sự xuất hiện dày đặc của tảo Noctiluca Scintillans hay còn gọi là hiện tượng thủy triều đỏ tại các khu vực biển Vũng Áng; Sơn Dương, Âu thuyền tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh và biển Lăng Cô – Huế.
Khoa học trên thế giới đã chứng minh loài tảo này sau khi kết thúc vòng đời của mình thường phóng ra một nguồn lớn Amonia vào nước biển. Chúng hoàn toàn không có bất kỳ độc tố sinh học nào nên không ảnh hưởng đến sinh vật, thủy hải sản trong biển cũng như con người. Tuy nhiên, do chúng giải phóng quá nhiều Amoni đồng thời vào nước trong một thời điểm khiến cho nguồn oxy hòa tan trong nước bị cạn kiệt. Nên ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, sinh sản của những loài sinh vật, thủy hải sản tại vùng nước đỏ.
Các cơ quan chức năng cũng cho biết tình trạng này trước đây đã xảy ra ở khu vực biển Khánh Hoa, Vịnh Vân Phong những năm 1996. Mật độ tảo lúc đó cũng xuất hiện dày đặc, tới hàng triệu tế bào xuất hiện trong 1l nước nên cũng khiến nước biển biến đổi thành màu đỏ.